Skip to content
  • Loading...
  • Thông tin
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
Vụ Thư ViệnVụ Thư Viện

  • Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thông tin chung
    • Quá trình xây dựng và phát triển
  • Tin tức
    • Hoạt động của Bộ VHTTDL
    • Hoạt động trong cả nước
    • Hoạt động quốc tế
    • Tin nội bộ
  • Nghiên Cứu
    • Nghiên Cứu – Thảo Luận
  • Mạng lưới thư viện
    • Mạng lưới thư viện công cộng
    • Mạng lưới TV chuyên ngành – đa ngành
  • Dự án – Đề án
    • Học và làm theo Bác
    • Chấn hưng và phát triển Văn hóa đọc
    • Dự án chuyển đổi số ngành thư viện
  • Tra cứu CSDL
    • CSDL Việt Nam – Đất nước, Con người
    • Văn bản
  • Email
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức Hoạt động trong cả nước Chung tay xây dựng văn hóa đọc ở nông thôn
Thông báo nổi bật
  • Thừa Thiên Huế: Ký kết chương trình phối hợp về phát triển văn hóa đọc giai đoạn năm 2023 – 2025
  • Bộ VHTTDL tổ chức tập huấn kỹ năng Phát triển Văn hóa đọc năm 2023
  • Bộ VHTTDL: Họp Tổ soạn thảo các Thông tư ban hành Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, định mức kinh tế – kỹ thuật và hướng dẫn triển khai việc thực hiện trong lĩnh vực thư viện
  • Bộ VHTTDL: Họp thống nhất, đánh giá hệ thống sản phẩm Dự án xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia
  • Liên hoan tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách năm 2023 thành công tốt đẹp
  • Khai mạc Liên hoan Tuyên truyền giới thiệu sách chủ đề “Việt Nam – Đất nước bên bờ sóng”
  • Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách về chủ quyền biển đảo Việt Nam Chủ đề “Việt Nam – Đất nước bên bờ sóng”
  • Hải Dương: Liên hoan thiếu nhi kể chuyện sách hè năm 2023

Chung tay xây dựng văn hóa đọc ở nông thôn

29/11/201717/01/2022 27 Lượt xem

Trẻ em vùng nông thôn, miền núi vẫn luôn có nhu cầu được đọc sách, nhưng hệ thống phát hành sách ở nông thôn, miền núi chưa đồng bộ.

Nông thôn, miền núi thiếu sách

Chị Bùi Thị Phượng, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái than thở, sinh nhật con gái, muốn mua tặng con một bộ truyện, mà tìm mỏi mắt chẳng thấy cửa hàng nào có sách bán. Khi tìm đến những cửa hàng bán văn phòng phẩm, chỉ thấy lèo tèo vài quyển sách giáo khoa, sách truyện hầu như không có, nên chị phải nhờ người nhà mua ở Hà Nội mới mua được một bộ truyện làm quà sinh nhật cho con.

Chung Tay Xdvhd

Xây dựng văn hóa đọc để bồi dưỡng những con người có ích cho xã hội.

Thực tế cho thấy, không riêng gì ở Nghĩa Lộ, mà tình trạng thiếu sách ở những vùng nông thôn, miền núi khá phổ biến. Huyện Thọ Xuân, một trong những huyện khá về kinh tế ở Thanh Hóa, nhưng ở phố huyện chỉ có 6 cửa hàng sách tư nhân, cũng thuần túy bán sách giáo khoa cũ và mới cùng văn phòng phẩm. Hỏi chủ nhà sách thì được biết, có khi cả tháng mới có người hỏi mua 1 – 2 cuốn truyện thiếu nhi cho trẻ, vì vậy họ không dám nhận sách về bán.

Mới đây, trong một cuộc hội thảo bàn về “Sách cho trẻ em nông thôn, miền núi”, các chuyên gia đã đưa ra con số thống kê, cả nước hiện có khoảng trên 100 đơn vị phát hành xuất bản phẩm, với khoảng 13.700 nhà sách, hiệu sách, trung tâm sách, siêu thị, điểm cho thuê, mua bán sách; gần 300 công ty trách nhiệm hữu hạn, tư nhân kinh doanh xuất bản phẩm. Tuy nhiên, những đơn vị phát hành sách này chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, còn các đơn vị phát hành sách ở các địa phương, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa đang ngày càng thu hẹp.

Ông Phạm Thế Khang, Chủ tịch Hội thư viện Việt Nam nêu một thực trạng đáng ngại, không chỉ mạng lưới phát hành sách ở nông thôn, miền núi bị thu hẹp, mà hệ thống thư viện ở các trường học ở nông thôn, miền núi hầu như chỉ có sách giáo khoa, thậm chí sách giáo khoa cũng không đủ cho học sinh mượn học. Trong khi đó, một nguồn cung cấp sách khác đối với trẻ em nông thôn, miền núi là hệ thống thư viện công cộng, cũng vô cùng khó khăn.

Nói về tình trạng này, bà Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thừa nhận, hiện nay, các thư viện công cộng cũng như thư viện trường học ở miền núi vẫn còn khó khăn vì thiếu sách. Một phần do điều kiện bổ sung tài liệu từ nhà trường và thư viện công cộng hạn chế. Một phần nữa do chương trình mục tiêu quốc gia về việc trang bị sách cho các thư viện huyện ở vùng sâu, vùng xa đã không còn được duy trì. Chính vì vậy, ngoài sự cung cấp của Nhà nước, các thư viện hiện đang gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu đầu sách.

“Việc sách không về nông thôn, miền núi đã tạo tâm lý một thế hệ trẻ không yêu thích văn hóa đọc. Và như vậy, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi đang ngày càng cách biệt, là những thiệt thòi không thể bù đắp nổi đối với người dân, đặc biệt là trẻ em ở nông thôn, miền núi”, ông Phạm Thế Khang cho biết.

Cộng đồng chung tay 

Theo bà Vũ Dương Thúy Ngà, trong bối cảnh thiếu sách như hiện nay, để đưa được sách đến vùng nông thôn, miền núi, giúp các em thiếu nhi được tiếp cận với sách, tiếp cận với kho tri thức vô tận, biện pháp đầu tiên là đẩy mạnh luân chuyển sách từ thư viện công cộng cấp tỉnh, cấp huyện đến vùng miền núi, vùng sâu vùng xa. Một số địa phương như Yên Bái, Đồng Tháp… đã tổ chức đưa thư viện lưu động đến tận nơi phục vụ các em thiếu nhi ở vùng sâu, vùng xa và có hiệu quả tốt. Năm 2016, Vụ Thư viện đã xây dựng đề án về xe thư viện lưu động, vận động từ nguồn xã hội hóa và được tài trợ 5 xe ô tô thư viện lưu động, cho 5 tỉnh: Sơn La, Quảng Nam, Gia Lai, An Giang và Nghệ An. Những chiếc xe ô tô thư viện lưu động đã trở thành tòa nhà thư viện lưu động với đầy đủ trang thiết bị cần thiết, có sách, có máy tính đi khắp nơi phục vụ thiếu nhi, và được các em nhiệt tình đón nhận.

Cũng với mong muốn thúc đẩy văn hóa đọc, nâng cao dân trí, trong thời gian qua, nhiều cá nhân, đơn vị, các nhóm hoạt động thiện nguyện đã rất nỗ lực mang sách đến các vùng miền, giúp các em thiếu nhi có nhiều cơ hội được đọc sách, tìm hiểu tri thức, đồng thời thành công trong việc thúc đẩy văn hóa đọc ở các vùng nông thôn, miền núi. Nổi bật là dự án “Sách hóa nông thôn” của anh Nguyễn Quang Thạch, trong vòng hơn 10 năm, Nguyễn Quang Thạch cùng những người đồng sự của mình đã xây dựng được gần 10.000 tủ sách ở nhiều tỉnh, thành.

Tương tự, dự án “Tủ sách Lam Sơn” của nhóm trí thức, doanh nhân là những người con xứ Thanh hỗ trợ phát triển hệ thống thư viện sách theo mô hình “Tủ sách lớp học”, với mục tiêu, tặng tủ sách cho các học sinh tiểu học và THCS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Hội Doanh nhân Hải Hậu tại Hà Nội đã tự xây dựng chương trình “Tủ sách lớp học” tại Hải Hậu. Tỉnh Nam Định cũng đã phát động chương trình “Xây dựng 12.662 tủ sách lớp học ở Nam Định”, với mục tiêu phủ sách lên toàn bộ 10 huyện và thành phố của tỉnh, để các học sinh Nam Định từ mẫu giáo đến trung học đều được tiếp cận với sách phù hợp với các em…

Thầy Hà Duyên Sơn, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Thọ Xuân, sau khi nghỉ hưu, đã phát triển tủ sách gia đình thành “Thư viện tư nhân Hà Duyên Đạt”, với khoảng 2.500 đầu sách và trên 7.000 bản sách thuộc nhiều thể loại, phù hợp với mọi lứa tuổi. Thư viện mở cửa phục vụ bạn đọc miễn phí theo lịch… “Đến nay, Thư viện Hà Duyên Đạt đã có trên 500 bạn đọc ở mọi lứa tuổi được cấp thẻ thường xuyên, bình quân mỗi ngày có từ 30 – 50 lượt bạn đọc đến đọc, mượn sách”, thầy giáo Hà Duyên Sơn, quản lý Thư viện tư nhân Hà Duyên Đạt cho biết.

Theo bà Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện, việc Nhà nước, nhân dân, doanh nhân cùng chung tay xây dựng tủ sách, giúp trẻ em nông thôn, miền núi có sách để đọc, dần dần thúc đẩy niềm yêu thích đọc sách trong các em, giúp các em có cơ hội học tập tốt hơn, tích lũy tri thức để trở thành người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.

Lan Lộc/Báo Tin Tức

Đánh giá của độc giả

Bài viết cùng chủ đề

  • Khai mạc Triển lãm sách, báo “Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” và Tọa đàm “Năm mươi năm lời Người để lại”
  • Tiếp nhận sách thư pháp khổ lớn về danh nhân Nguyễn Đình Chiểu
  • Sôi nổi các hoạt động dành cho thiếu nhi trong những ngày tháng 6
  • Thái Nguyên: Khai mạc Hội thi thiếu nhi kể chuyện theo sách năm 2022
  • Liên chi hội thư viện Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tố chức tổng kết hoạt động nhiệm kỳ IV (2016 – 2018) và đề ra phương hướng hoạt động nhiệm kỳ V (2018-2020).
  • Triển lãm ảnh và giới thiệu tài liệu “50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”
Tin Mới
T053a Tap Huan Vhd
Bộ VHTTDL tổ chức tập huấn kỹ năng Phát triển Văn hóa đọc năm 2023
29
Th8
T051a Hop 03 Thong Tu
Bộ VHTTDL: Họp Tổ soạn thảo các Thông tư ban hành Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, định mức kinh tế – kỹ thuật và hướng dẫn triển khai việc thực hiện trong lĩnh vực thư viện
25
Th8
T052a Hop Tieu Chuan Thang 8
Bộ VHTTDL: Họp thống nhất, đánh giá hệ thống sản phẩm Dự án xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia
24
Th8
Trao Giai Xuat Sac
Liên hoan tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách năm 2023 thành công tốt đẹp
12
Th8

Banner Sidebar5

 

Cmt8

 

Nền

 

Banner Sidebar2

 

Banner Sidebar3

 

Banner Sidebar4

Banner Video
Banner Hinhanh
Liên kết website
  • Thư viện tỉnh Bạc Liêu
  • Thư viện tỉnh Bắc Giang
  • Thư viện tỉnh Bắc Kạn
  • Thư viện tỉnh Bắc Ninh
  • Thư viện tỉnh Bến Tre
  • Thư viện tỉnh Bình Dương
  • Thư viện tỉnh Bình Định
  • Thư viện tỉnh Bình Phước
  • Thư viện tỉnh Bình Thuận
  • Thư viện tỉnh Cà Mau
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Thư Viện:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH – TRANG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN

    • Chịu trách nhiệm: Vụ Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội – Việt Nam
    • Điện thoại: (024) 3943.8231 (số lẻ 266)
    • Email: vuthuvien_bvhttdl@bvhttdl.gov.vn
    • Bản quyền thuộc về Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    • Khi sử dụng lại thông tin, đề nghị ghi rõ nguồn “Trang tin về hoạt động thư viện”, “http://vuthuvien.bvhttdl.gov.vn”.
    Copyright 2021 © Vụ Thư Viện All rights reserved.
    • Thông tin
    • Sơ đồ Site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Thông tin chung
      • Quá trình xây dựng và phát triển
    • Tin tức
      • Hoạt động của Bộ VHTTDL
      • Hoạt động trong cả nước
      • Hoạt động quốc tế
      • Tin nội bộ
    • Nghiên Cứu
      • Nghiên Cứu – Thảo Luận
    • Mạng lưới thư viện
      • Mạng lưới thư viện công cộng
      • Mạng lưới TV chuyên ngành – đa ngành
    • Dự án – Đề án
      • Học và làm theo Bác
      • Chấn hưng và phát triển Văn hóa đọc
      • Dự án chuyển đổi số ngành thư viện
    • Tra cứu CSDL
      • CSDL Việt Nam – Đất nước, Con người
      • Văn bản
    • Email
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?