Skip to content
  • Loading...
  • Thông tin
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
Vụ Thư ViệnVụ Thư Viện

  • Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thông tin chung
    • Quá trình xây dựng và phát triển
  • Tin tức
    • Hoạt động của Bộ VHTTDL
    • Hoạt động trong cả nước
    • Hoạt động quốc tế
    • Tin nội bộ
  • Nghiên Cứu
    • Nghiên Cứu – Thảo Luận
  • Mạng lưới thư viện
    • Mạng lưới thư viện công cộng
    • Mạng lưới TV chuyên ngành – đa ngành
  • Dự án – Đề án
    • Học và làm theo Bác
    • Chấn hưng và phát triển Văn hóa đọc
    • Dự án chuyển đổi số ngành thư viện
  • Tra cứu CSDL
    • CSDL Việt Nam – Đất nước, Con người
    • Văn bản
  • Email
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Tô Hiệu (1912 – 2022) – Người cộng sản kiên trung, bất khuất, trọn đời vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân
Thông báo nổi bật
  • Lào Cai: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thư viện trên địa bàn tỉnh
  • Liên hoan Cán bộ thư viện tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách năm 2023 sẽ được tổ chức tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Liên hiệp Thư viện khu vực Miền Đông Nam bộ và Cực Nam Trung bộ tổ chức phục vụ xe Thư viện lưu động đa phương tiện tại tỉnh Lâm Đồng.
  • Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trong tháng thanh niên
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Tri thức số
  • Hòa Bình: Ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
  • Thăm và làm việc tại thư viện tỉnh Bắc Ninh
  • Khai trương thư viện Búp Sen Xanh tại Nghệ An

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Tô Hiệu (1912 – 2022) – Người cộng sản kiên trung, bất khuất, trọn đời vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân

02/03/202202/03/2022 35 Lượt xem

Tô Hiệu sinh năm 1912 tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên – mảnh đất giàu truyền thống văn hiến, quê hương của khởi nghĩa Bãi Sậy nổi danh trong cả nước và được nuôi dạy trong một gia đình nền nếp.

Tô Hiệu
Nhà cách mạng Tô Hiệu và cây đào đồng chí trồng trong nhà tù Sơn La
Ngay từ nhỏ Tô Hiệu đã tỏ ra là một người học trò thông minh, học giỏi, khiến bạn bè và anh em trong gia đình, dòng họ khâm phục. Được gia đình cho xuống Hải Dương học tập, tiếp nối truyền thống yêu nước của gia đình, dòng họ, quê hương, khi mới 14 tuổi, Tô Hiệu đã tham gia phong trào bãi khóa đòi tổ chức lễ truy điệu nhà yêu nước Phan Châu Trinh và bị buộc thôi học. Đây là bước dấn thân hướng vào con đường cách mạng đầu tiên trong cuộc đời của anh. Sau biến cố này, anh chuyển lên Hà Nội học và tiếp tục tham gia vào các hoạt động đấu tranh cách mạng. Qua thử thách, được kết nạp vào Học sinh Đoàn, một đoàn thể do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Hà Nội tổ chức.
Đầu năm 1930, sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng thất bại, Tô Hiệu vào Sài Gòn hoạt động cách mạng cùng với anh ruột là Tô Chấn, một lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng. Lúc này, Thực dân Pháp truy lùng gắt gao các lãnh tụ và nhà hoạt động cách mạng của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng, Ngày 25/8/1930, Tô Hiệu bị thực dân Pháp bắt, đến ngày 28/12/1930 bị đưa ra xét xử tại Tòa án Sài Gòn, kết án 4 năm tù, đày đi Côn Đảo, lúc này anh mới tròn 18 tuổi.
Tại nhà tù Côn Đảo, nhận thấy Tô Hiệu có nhiều phẩm chất của một người cộng sản kiên cường, anh đã được các đồng chí Ngô Gia Tự, Tôn Đức Thắng,… dành nhiều thời gian, công sức bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Luận cương chính trị của Đảng, cách vận động quần chúng đấu tranh cách mạng,… anh đã tham gia tích cực vào các hoạt động đấu tranh trong nhà tù Côn Đảo và không ngừng rèn luyện, học tập hoàn thiện bản thân. Tại nhà tù Côn Đảo, anh đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 20 tuổi.
Sau khi hết hạn tù Côn Đảo, anh tiếp tục bị thực dân Pháp quản thúc tại quê hương, tuy nhiên, bằng sự mưu trí, gan dạ, anh đã thoát khỏi sự bao vây, quản thúc của địch để bắt liên lạc với Đảng.
Năm 1936, đồng chí Tô Hiệu cùng các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt), Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) và nhiều đồng chí khác xây dựng lại hệ thống tổ chức đảng và chỉ đạo phong trào đấu tranh của quần chúng đòi dân sinh, dân chủ ở Hà Nội và vùng phụ cận.
Giữa tháng 5/1937, Xứ ủy lâm thời Bắc Kỳ đã được thành lập, đồng chí Tô Hiệu được bầu là Ủy viên Thường vụ Xứ ủy. Cuối tháng 11/1937, Đồng chí được cử làm Ủy viên Thường vụ Liên Xứ ủy Bắc Kỳ – Bắc Trung Kỳ.
Từ cuối năm 1937 đến đầu năm 1938, Đồng chí đã tiến hành nhiều chuyến đi tới Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương chăm lo công tác xây dựng cơ sở cách mạng, xây dựng tổ chức đảng ở các địa phương này.
Ngày 01/12/1939, đồng chí Tô Hiệu bị địch bắt khi đến cơ sở in ở xóm thợ Thượng Lý (Hải Phòng) kiểm tra việc in truyền đơn tuyên truyền chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới. Mặc dù kẻ thù đã tra tấn dã man, ra sức mua chuộc, nhưng không thể lay chuyển được ý chí cách mạng kiên cường của đồng chí Tô Hiệu. Cuối tháng 12/1939, chúng đã xử mức án 5 năm tù và đầu năm 1940 đày Đồng chí đi Nhà tù Sơn La. Tại đây, đồng chí đã tích cực tham gia tổ chức những chiến sĩ cộng sản đấu tranh chống chế độ lao tù đế quốc.
Trung tuần tháng 02/1940, Chi bộ Nhà tù Sơn La được thành lập, đồng chí Tô Hiệu được cử làm Chi ủy viên, kiêm Tổ trưởng tổ đảng. Tháng 5/1940, Đại hội Chi bộ bí mật được triệu tập, quyết định các chủ trương, công tác cụ thể, đồng chí Tô Hiệu được bầu làm Bí thư Chi bộ. Đến tháng 10/1941, đồng chí Tô Hiệu thôi không giữ chức Bí thư Chi bộ Nhà tù vì lý do sức khỏe, song Đồng chí vẫn là cố vấn đặc biệt tin cậy của Chi ủy, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và tuyên truyền.
 Do chế độ hà khắc của nhà tù thực dân và căn bệnh hiểm nghèo, ngày 07/3/1944, đồng chí Tô Hiệu hy sinh tại Nhà tù Sơn La và được an táng tại nghĩa trang Gốc Ổi (nghĩa trang Nhà tù Sơn La) trong niềm tiếc thương vô hạn của anh em, đồng chí.
Với 32 năm tuổi đời, 18 năm quyết dấn thân và hy sinh vì độc lập của dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của Nhân dân, cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Tô Hiệu là một tấm gương sáng của một chiến sĩ tiên phong, người cộng sản kiên trung, một nhà lãnh đạo tài năng của Đảng ta. Cây đào do đồng chí Tô Hiệu trồng tại Nhà tù Sơn La trong thời gian, bị giam giữ ở đây đã trở thành biểu tượng không chỉ cho tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường của các chiến sỹ cộng sản tại Nhà tù Sơn La, mà còn là “biểu tượng của sức sống cách mạng vươn lên từ đất chết, là lời nhắn nhủ cho hậu thế rằng mùa xuân nhân loại, chủ nghĩa cộng sản sẽ ra hoa kết trái trên mảnh đất Việt Nam thân yêu”.

Thế Tưởng (tổng hợp)

Đánh giá của độc giả

Bài viết cùng chủ đề

  • Nghệ An: Trao hai thư viện thân thiện cho học sinh của thành phố Vinh và huyện Diễn Châu
  • Xuất bản Việt Nam với phát triển văn hóa đọc
  • Sóc Trăng: Thư viện tỉnh phục vụ xe ô tô thư viện lưu động nhiều điểm trường trên địa bàn
  • Quảng Ngãi: UBND tỉnh Ban hành kế hoạch triển khai chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh
  • “Văn hóa đọc và những giấc mơ được đánh thức”
  • Khai trương thư viện Búp Sen Xanh tại Nghệ An
Tin Mới
1
Liên hoan Cán bộ thư viện tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách năm 2023 sẽ được tổ chức tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
21
Th3
T012c Dh Mo Hn
Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trong tháng thanh niên
20
Th3
T010e Ra Mat Vnc Tts
Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Tri thức số
16
Th3
Hòa Bình Online
Hòa Bình: Ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
14
Th3

Banner Sidebar5Z3738698288201 Bbf7dbdbdbfe20f501c45379a4a0ae27

NềnBanner Sidebar2 Banner Sidebar3 Banner Sidebar4

Banner Video
Banner Hinhanh
Liên kết website
  • Thư viện tỉnh Bạc Liêu
  • Thư viện tỉnh Bắc Giang
  • Thư viện tỉnh Bắc Kạn
  • Thư viện tỉnh Bắc Ninh
  • Thư viện tỉnh Bến Tre
  • Thư viện tỉnh Bình Dương
  • Thư viện tỉnh Bình Định
  • Thư viện tỉnh Bình Phước
  • Thư viện tỉnh Bình Thuận
  • Thư viện tỉnh Cà Mau
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Thư Viện:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH – TRANG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN

    • Chịu trách nhiệm: Vụ Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội – Việt Nam
    • Điện thoại: (024) 3943.8231 (số lẻ 266)
    • Email: vuthuvien_bvhttdl@bvhttdl.gov.vn
    • Bản quyền thuộc về Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    • Khi sử dụng lại thông tin, đề nghị ghi rõ nguồn “Trang tin về hoạt động thư viện”, “http://vuthuvien.bvhttdl.gov.vn”.
    Copyright 2021 © Vụ Thư Viện All rights reserved.
    • Thông tin
    • Sơ đồ Site
    • Liên hệ
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Thông tin chung
      • Quá trình xây dựng và phát triển
    • Tin tức
      • Hoạt động của Bộ VHTTDL
      • Hoạt động trong cả nước
      • Hoạt động quốc tế
      • Tin nội bộ
    • Nghiên Cứu
      • Nghiên Cứu – Thảo Luận
    • Mạng lưới thư viện
      • Mạng lưới thư viện công cộng
      • Mạng lưới TV chuyên ngành – đa ngành
    • Dự án – Đề án
      • Học và làm theo Bác
      • Chấn hưng và phát triển Văn hóa đọc
      • Dự án chuyển đổi số ngành thư viện
    • Tra cứu CSDL
      • CSDL Việt Nam – Đất nước, Con người
      • Văn bản
    • Email
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?