Trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh Dữ liệu Mở Quốc tế 2019 vừa diễn ra ngày 08/10/2019 tại Tokyo, Nhật Bản, các đại diện từ các quốc gia tham dự hội nghị đã ký vào hiến chương dữ liệu mở của Đối tác Dữ liệu Mở châu Á (Open Data Charter – Asia Open Data Partnership). Dưới đây là nội dung của bản hiến chương.
Hiến chương Dữ liệu Mở
Đối tác Dữ liệu Mở châu Á ngày 8 tháng 10 năm 2019
Là các nhà lãnh đạo của Đối tác Dữ liệu Mở châu Á (Asia Open Data Partnership), chúng tôi cam kết vì các nền kinh tế mở, các xã hội mở, và các chính phủ mở như là cơ sở cho tăng trưởng liên tục và ổn định. Chúng tôi hôm nay đồng ý với các bước cụ thể đóng góp một phần của chúng tôi vào việc đảm bảo cho một thế giới an toàn và thịnh vượng.
Lời nói đầu
“Cách mạng thông tin” hiện đang diễn ra kể từ nửa sau của thế kỷ 20 nhờ vào sự phát triển các công nghệ thông tin và truyền thông bùng phát, bao gồm máy vi tính và Internet. Thông tin được mã hóa ở dạng số như là dữ liệu có thể được xử lý với tốc độ cực kỳ nhanh bằng việc sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông. Nó cũng có thể được truy cập với số lượng lớn khổng lồ và lan truyền khắp thế giới nhanh như tốc độ ánh sáng. Làm như vậy, nó cho các phương tiện có tính cách tân để vượt qua những vấn đề xã hội còn chưa giải quyết được trước kia. Khái niệm “xã hội do dữ liệu dẫn dắt” được sử dụng để tham chiếu tới sử dụng dữ liệu để phát triển xã hội theo hướng tích cực. Kỳ vọng rằng ứng dụng dữ liệu sẽ cung cấp các giải pháp thực tế cho nhiều vấn đề tồn tại lâu dài nhất của loài người, bao gồm bệnh tật, thảm họa, đói nghèo, và biến đổi khí hậu.
Dữ liệu Mở
Dữ liệu chính phủ mở là tài nguyên cơ bản của kỷ nguyên thông tin. Việc chuyển dữ liệu vào phạm vi công cộng có thể cải thiện cuộc sống của các công dân, và việc gia tăng truy cập tới các dữ liệu đó có thể dẫn tới cách tân, tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm tốt. Làm cho dữ liệu của chính phủ sẵn sàng công khai một cách mặc định và sử dụng lại được không mất tiền ở các định dạng mở, sẵn sàng truy cập được, máy đọc được, và việc mô tả các dữ liệu đó rõ ràng sao cho công chúng có thể hiểu rõ các nội dung và ý nghĩa của chúng, sinh ra nhiên liệu mới cho cách tân từ các nhà cách tân của khu vực tư nhân, các công ty khởi nghiệp, và các tổ chức phi chính phủ. Dữ liệu mở cũng nâng cao nhận thức về các tài nguyên thiên nhiên được sử dụng của các quốc gia, doanh thu chiết xuất được chi tiêu như thế nào, và đất đai được giao dịch và quản lý như thế nào.
Các nguyên tắc
Chúng tôi vì thế đồng ý tuân theo một tập hợp các nguyên tắc sẽ là nền tảng để truy cập tới, và phát hành và sử dụng lại dữ liệu được các chính phủ các quốc gia châu Á làm cho sẵn sàng.
Chúng là:
- Dữ liệu Mở mặc định
- Đúng lúc và toàn diện
- Truy cập được và sử dụng được
- Đối sánh được và tương hợp được
- Vì sự điều hành và sự tham gia của công dân được cải thiện
- Vì sự phát triển bao hàm toàn diện, có trách nhiệm và bền vững
- Vì sự cách tân và tăng trưởng kinh tế
- Bằng việc hợp tác và cộng tác với các quốc gia của Đối tác Dữ liệu Mở châu Á
Hiến chương này đã được phát triển với quan điểm để các khu vực nhà nước áp dụng. Trong khi trọng tâm của Hiến chương là về dữ liệu chính phủ mở, các tổ chức khác, như các xã hội dân sự, khu vực tư nhân, hoặc các trường đại học, cũng được chào đón để áp dụng các nguyên tắc đó.
Chúng tôi sẽ phát triển các kế hoạch hành động hoặc xác định các cơ chế hoặc các chính sách đang có để hỗ trợ triển khai các nguyên tắc của Hiến chương liên tục trong các cuộc họp của Đối tác Dữ liệu Mở châu Á. Chúng tôi đồng ý cam kết các tài nguyên cần thiết để làm việc trong các khuôn khổ chính trị và pháp lý của chúng tôi với sự cộng tác và hợp tác quốc tế để triển khai các nguyên tắc đó phù hợp với các thực hành tốt nhất về kỹ thuật và khung thời gian được đặt ra trong kế hoạch hành động của chúng tôi.
[Bản dịch của lê Trung Nghĩa]