Skip to content
  • Loading...
  • Thông tin
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
Vụ Thư ViệnVụ Thư Viện

  • Menu
  • Giới thiệu
    • Thông tin chung
    • Quá trình xây dựng và phát triển
  • Tin tức
    • Hoạt động của Bộ VHTTDL
    • Hoạt động trong cả nước
    • Hoạt động quốc tế
    • Tin nội bộ
  • Nghiên Cứu
    • Nghiên Cứu – Thảo Luận
  • Mạng lưới thư viện
    • Mạng lưới thư viện công cộng
    • Mạng lưới TV chuyên ngành – đa ngành
  • Dự án – Đề án
    • Học và làm theo Bác
    • Chấn hưng và phát triển Văn hóa đọc
    • Dự án chuyển đổi số ngành thư viện
  • Tra cứu CSDL
    • CSDL Việt Nam – Đất nước, Con người
    • Văn bản
  • Email
  • Hỏi đáp
Trang chủ Nghiên Cứu Nghiên Cứu - Thảo Luận Những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất- 75 năm nhìn lại
Thông báo nổi bật
  • Thư viện tỉnh Gia Lai đạt Giải thưởng “Chương trình được khán giả bình chọn nhiều nhất” tại Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc năm 2025
  • Khai mạc Triển lãm sản phẩm Hội thi thiếu nhi vẽ tranh theo sách chủ đề “Áo dài và Tuổi thơ”
  • Bế mạc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách năm 2025
  • Bắc Ninh: Tổng kết và Trao giải Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc tỉnh năm 2025
  • Khai mạc Liên hoan Tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách năm 2025
  • Thư viện Bắc Ninh đạt giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đợt II, giai đoạn 2021-2025.
  • Khai mạc Triển lãm Tài nguyên thông tin Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Thông tin Báo chí: Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách – Kỷ niệm các ngày Lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025

Những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất- 75 năm nhìn lại

16/11/202117/01/2022 1011 Lượt xem

Những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất- 75 năm nhìn lại

Bh Với Văn Hóa

Bác Hồ với Đoàn Ca múa nhân dân Ảnh tư liệu (nguồn: baovanhoa.vn)

Ngày 24-11-1946, Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất khai mạc tại Nhà hát Thành phố Hà Nội. Hơn 200 nhà hoạt động văn hóa đại diện cho phong trào văn hóa toàn quốc và đại diện Chính phủ, Ủy ban Thường trực Quốc hội đã tới tham dự Hội nghị.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới tham dự và phát biểu tại Lễ Khai mạc Hội nghị.Tại Diễn văn, Người nêu đã nêu lên mong muốn “nền văn hóa mới của nước nhà lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở”[1]. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương mà chung đúc lại. Vì thế, để tạo ra nền văn hóa Việt Nam, cần phải “lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ”[2]. Người nói thêm rằng: “Văn hóa có liên lạc với chính trị rất mật thiết, vì thế cần phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Tâm lý của ta lại còn muốn lấy tự do, độc lập làm gốc. Văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do. Đồng thời văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích mình”. Với xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Văn hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam từ giả đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà, ai cũng hiểu cái nhiệm vụ của mình và biết hưởng cái hạnh phúc của mình nên được hưởng”[3], văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi.

Một vấn đề khác mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh tại Hội nghị, đó là vấn đề về nhi đồng. Người nói: “Nhi đồng Việt Nam đã tiến bộ nhiều về văn hóa. Cứ xem khi có công việc gì thích hợp để làm, các em đã làm rất tài tình. Ví dụ như cần tuyên truyền Đời sống mới, cần chống nạn mù chữ, các em diễn được ngay những vở kịch ngắn, vui mà khéo biết bao!”, vì thế, thay mặt toàn thể thiếu nhi Việt Nam, Người “kêu gọi các nhà văn hóa Việt Nam hãy chú ý đặc biệt đến nhi đồng”[4]. Tiếp theo, đại diện của Ủy ban vận động văn hóa toàn quốc đọc báo cáo nêu bật những thành tích, hoạt động của các nhà văn hóa Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời nêu lên sự cần  thiết phải đoàn kết cộng tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nhà hoạt động văn hóa của cả nước trong tình hình mới. Hội nghị đã bầu ra Ủy ban văn hóa toàn quốc gồm 15 ủy viên chính thức và 5 ủy viên dự khuyết.

75 năm đã trôi qua, thực tế lịch sử đã chứng minh, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc xây dựng và phát triển văn hóa được phát biểu tại Hội nghị đã thực sự trở thành kim chỉ nam xuyên suốt mọi hoạt động của ngành văn hóa. Để xây dựng được một nền văn hóa, một đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự lực, tự cường, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Chính phủ đã thực hiện chiến dịch tiêu diệt “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”, cổ vũ và động viên nhân dân xây dựng “đời sống mới”, xây dựng và phát triển những thuần phong, mỹ tục mới trong nhân dân, từng bước nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân… Từng bước đưa văn hóa đi sâu vào quần chúng, dùng văn hóa như một sức mạnh vật chất, góp phần biến đổi các hủ tục, cải tạo con người…. Có thể nói, dưới sự lãnh đạo của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã kế thừa, phát triển và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, không ngừng sáng tạo những giá trị văn hóa mới thấm đẫm tinh thần yêu nước và lý tưởng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đất nước và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đưa đất nước Việt Nam vững bước trong xu thế phát triển của nhân loại tiến bộ.

Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng như hiện nay, để xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cần thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu như:

Thứ nhất: đổi mới phương thức bảo tồn và phát triển văn hóa, trong đó cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên. Thực hiện những giải pháp đột phá nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự xuống cấp về đạo đức, lối sống. Bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp, bền vững trong truyền thống văn hóa Việt Nam. Có như vậy, văn hóa mới được bảo tồn, mới thực sự trở thành nền tảng tinh thần của một xã hội lành mạnh, giàu tính nhân văn, góp phần đưa đất nước Việt Nam phát triển.

Thứ hai: phát triển công nghiệp văn hóa trở thành động lực mới của nền kinh tế. Để thực hiện có hiệu quả, phải “khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu của văn hóa, khoa học, kỹ  thuật, công nghệ của thế giới”.

Thứ ba: bảo tồn, khai thác và phát huy nguồn tài nguyên văn hóa bằng những giải pháp cụ thể như: nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Đẩy mạnh giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ… Tăng cường đầu tư, khai thác và phát huy tối đa các nguồn lực văn hóa đi đôi với đổi mới nội dung, phương thức quản lý, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.

75 năm đã trôi qua, những luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung, đặc biệt là những quan điểm của Người về xây dựng và phát triển con người Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam được nêu lên tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (ngày 24-11-1946) vẫn còn nguyên giá trị. Việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam độc lập, tự cường, tự chủ, với ba tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng sẽ góp phần không nhỏ trong việc xây dựng đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu đúng như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời./.

ATK.

Bài viết cùng chủ đề

  • Thực trạng, sự thay đổi thói quen và giải pháp để xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ em trong thời đại số
  • Bài phát biểu truyền cảm hứng về đọc sách
  • Tâm lý GenZ và việc đọc
  • Quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước trong một số luật thư viện của nước ngoài
  • Việc đọc trong cuộc đời làm báo, viết văn của Phan Quang
  • 2 hình ảnh đáng kinh ngạc chụp não bộ đứa trẻ đọc sách và đứa trẻ xem điện thoại
Tin Mới
Gia Lai 12
Thư viện tỉnh Gia Lai đạt Giải thưởng “Chương trình được khán giả bình chọn nhiều nhất” tại Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc năm 2025
19
Th6
Sapo Tin Chuan
Bình chọn các Chương trình tham gia Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách năm 2025
04
Th6
Xuat Sac
Bế mạc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách năm 2025
30
Th5
Z6645430122336 9c6d5120dbc5f546dd5ee568f148bf12
Khai mạc Liên hoan Tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách năm 2025
27
Th5

Banner Sidebar5

 

Bf436888d5a161ff38b0

 

Ngay Khcn 2025

 

Ngaymoitruongtg2022

A6c12a6e6913dd4d8402

 

Background SÁch VÀ TrÍ TuỆ ViỆt Copy 2@4x

 

Banner Sidebar2

 

Banner Sidebar3

 

Banner Sidebar4

Banner Video
Banner Hinhanh
Liên kết website
  • Thư viện tỉnh Lai Châu
  • Thư viện tỉnh Bắc Giang
  • Thư viện tỉnh Điện Biên
  • Thư viện tỉnh Lào Cai
  • Thư viện tỉnh Hà Giang
  • Thư viện tỉnh Thái Nguyên
  • Thư viện tỉnh Tuyên Quang
  • Thư viện tỉnh Hòa Bình
  • Thư viện tỉnh Sơn La
  • Thư viện tỉnh Yên Bái
  • Thư viện tỉnh Phú Thọ
  • Thư viện Hà Nội
  • Thư viện tỉnh Bắc Ninh
  • Thư viện tỉnh Hà Nam
  • Thư viện tỉnh Quảng Ninh
  • Thư viện KHTH thành phố Hải Phòng
  • Thư viện tỉnh Nam Định
  • Thư viện thành phố Huế
  • Thư viện tỉnh Bến Tre
  • Thư viện tỉnh Bình Dương
  • Thư viện tỉnh Bình Định
  • Thư viện tỉnh Bình Phước
  • Thư viện tỉnh Bình Thuận
  • Thư viện tỉnh Cà Mau
  • Thư viện tỉnh Đồng Nai
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Thư Viện:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH – TRANG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN

    • Chịu trách nhiệm: Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội – Việt Nam
    • Điện thoại: (024) 3943.8231 (số lẻ 183)
    • Email: vuthuvien_bvhttdl@bvhttdl.gov.vn
    • Bản quyền thuộc về Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện , Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    • Khi sử dụng lại thông tin, đề nghị ghi rõ nguồn “Trang tin về hoạt động thư viện”, “https://vuthuvien.bvhttdl.gov.vn”.
    Copyright 2021 © Vụ Thư Viện All rights reserved.
    • Thông tin
    • Sơ đồ Site
    • Liên hệ
    • Giới thiệu
      • Thông tin chung
      • Quá trình xây dựng và phát triển
    • Tin tức
      • Hoạt động của Bộ VHTTDL
      • Hoạt động trong cả nước
      • Hoạt động quốc tế
      • Tin nội bộ
    • Nghiên Cứu
      • Nghiên Cứu – Thảo Luận
    • Mạng lưới thư viện
      • Mạng lưới thư viện công cộng
      • Mạng lưới TV chuyên ngành – đa ngành
    • Dự án – Đề án
      • Học và làm theo Bác
      • Chấn hưng và phát triển Văn hóa đọc
      • Dự án chuyển đổi số ngành thư viện
    • Tra cứu CSDL
      • CSDL Việt Nam – Đất nước, Con người
      • Văn bản
    • Email
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?