Skip to content
  • Loading...
  • Thông tin
  • Sơ đồ Site
  • Liên hệ
Vụ Thư ViệnVụ Thư Viện

  • Menu
  • Giới thiệu
    • Thông tin chung
    • Quá trình xây dựng và phát triển
  • Tin tức
    • Hoạt động của Bộ VHTTDL
    • Hoạt động trong cả nước
    • Hoạt động quốc tế
    • Tin nội bộ
  • Nghiên Cứu
    • Nghiên Cứu – Thảo Luận
  • Mạng lưới thư viện
    • Mạng lưới thư viện công cộng
    • Mạng lưới TV chuyên ngành – đa ngành
  • Dự án – Đề án
    • Học và làm theo Bác
    • Chấn hưng và phát triển Văn hóa đọc
    • Dự án chuyển đổi số ngành thư viện
  • Tra cứu CSDL
    • CSDL Việt Nam – Đất nước, Con người
    • Văn bản
  • Email
  • Hỏi đáp
Trang chủ Tin tức Hoạt động trong cả nước Văn hóa đọc không thể phát triển rộng lớn khi trẻ em nông thôn, miền núi vẫn còn “đói sách”.
Thông báo nổi bật
  • Khai mạc Triển lãm sản phẩm Hội thi thiếu nhi vẽ tranh theo sách chủ đề “Áo dài và Tuổi thơ”
  • Bế mạc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách năm 2025
  • Khai mạc Liên hoan Tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách năm 2025
  • Thư viện Bắc Ninh đạt giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đợt II, giai đoạn 2021-2025.
  • Khai mạc Triển lãm Tài nguyên thông tin Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Thông tin Báo chí: Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách – Kỷ niệm các ngày Lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025
  • Lễ trao Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ VII: Tôn vinh những tấm gương lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa
  • Thông tin báo chí: Lễ Tổng kết và Trao giải thưởng Phát triển Văn hóa đọc lần thứ VII

Văn hóa đọc không thể phát triển rộng lớn khi trẻ em nông thôn, miền núi vẫn còn “đói sách”.

16/12/201717/01/2022 752 Lượt xem

Đó là chia sẻ của ông Phạm Thế Khang, Nguyên giám đốc Thư viện quốc gia Việt Nam, Chủ tịch Hội thư viện Việt Nam tại hội thảo “Sách cho trẻ em nông thôn, miền núi” do Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, thư viện tỉnh Thanh Hóa, Hội khuyến học tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức mới đây.

Vhd0

Ông Phạm Thế Khang lo ngại về tình trạng “đói sách” của trẻ em nông thôn, miền núi.

Nói về thực trạng đọc sách của Việt Nam hiện nay, ông Khang cho biết theo số liệu của Cục Xuất bản, riêng năm 2016 Việt Nam đã xuất bản 330.952.500 bản sách. Trong đó, sách giáo khoa chiếm hơn 80%, phục vụ cho khoảng 22 triệu học sinh, sinh viên. Số còn lại khoảng 67.250.000 bản sách thuộc các lĩnh vực khác phục vụ cho 90 triệu người dân. Bình quân mỗi người dân đọc khoảng 0,75 cuốn sách mỗi năm. Đây vẫn là một tỷ lệ hưởng thụ sách quá thấp và con số này còn thấp hơn nữa nếu chỉ tính riêng khu vực nông thôn, miền núi.

Thực tế, ở thư viện các trường học nông thôn, miền núi chỉ có sách giáo khoa là chủ yếu, thậm chí sách giáo khoa cũng chưa đủ cho học sinh mượn. Đơn cử như tại thư viện huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, sách giáo khoa không đủ, nhưng sách tài trợ của nhà xuất bản hàng năm gửi về vẫn còn nguyên do các em không đọc được vì sách dày, nội dung chưa hấp dẫn.

Theo ông Phạm Thế Khang: “Trẻ em nông thôn miền núi không đọc sách không phải vì lười mà có thể do từ bé đến giờ các em chưa đọc sách nên không biết trong đó có gì hấp dẫn, hoặc lần nào đó đọc cuốn sách không phù hợp nên các em chán và bỏ luôn từ đó; các em lớn hơn một chút đã từng được đọc nhưng đã 3,4 năm gần đây không còn sách nữa, nên có thể hứng thú đọc của các em đã không còn”.

Ông Nguyễn Thế Khang cho rằng, hiện nay có đến hàng nghìn thư viện công cộng cấp huyện, cấp xã, trường học chưa được cải thiện, bổ sung ngân sách, đã làm ảnh hưởng lớn đến việc đưa sách về nông thôn, miền núi của ngành phát hành sách. Một nguyên nhân khác, khiến việc đọc sách của trẻ em nông thôn miền núi còn nhiều hạn chế do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, việc lo cho con ăn học còn chưa đủ, thì các phụ huynh chưa thể nghĩ đến việc mua sách cho con đọc.

“Sách không về tới nông thôn miền núi sẽ tạo nên một thế hệ không có cơ hội biết yêu thích việc đọc sách. Đã có không ít sinh viên thú nhận rằng “Từ bé đến nay em chưa hề đọc một cuốn sách nào ngoài sách giáo khoa. Vào trường đại học rồi, mới hiểu sách quý đến mức nào. Nhưng bây giờ thì ngại đọc quá, cứ cầm sách là buồn ngủ”…Vắng bóng sách ranh giới giữa thành thị và nông thôn, miền núi càng thêm xa cách. Đây là một điều thiệt thòi, không thể bù đắp cho những người dân nông thôn, miền núi”, ông Phạm Thế Khang lo ngại.

Mang sách về với trẻ em miền núi

Nhận thức rõ những thiếu thốn về sách của trẻ em miền núi, nông thôn, những người con Thanh Hóa đã thành lập “Tủ sách Lam Sơn nhằm hỗ trợ để phát triển hệ thống thư viện sách theo mô hình “Tủ sách lớp học” đến với tất cả học sinh tiểu học và THCS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Khởi xướng từ tháng 10/2016, đến nay, Tủ Sách Lam Sơn đã trao tặng được hơn 400 tủ sách đến với các trường tiểu học thuộc ba huyện Tĩnh Gia, Hoằng Hóa và Đông Sơn với tổng trị giá gần 1 tỉ đồng. Điểm dừng chân tiếp theo sẽ là Mường Lát, một trong số những huyện miền núi nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, trẻ em rất ít khi được tiếp xúc với các đầu sách, có chăng cũng chỉ là sách giáo khoa.

TS. Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ VH-TT-DL cho rằng: “Nhà trường không chỉ là nơi trao cho học sinh kiến thức sách giáo khoa. Thông qua những tủ sách như Tủ sách Lam Sơn, các trường có thể giúp học sinh tìm đến kiến thức khác, giúp hình thành văn hóa đọc, văn hóa tự học suốt đời, chính là cơ hội để trao chìa khóa mở ra kho tàng kiến thức của nhân loại”./.

Nguyễn Trang/VOV.VN

Bài viết cùng chủ đề

  • Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023
  • Trưng bày sách với chủ đề “Thanh niên với văn hóa đọc”
  • Đẩy mạnh tổ chức và tuyên truyền Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam
  • Lễ ra mắt Tủ sách cộng đồng và Câu lạc bộ sách phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
  • Thanh Hóa: Thư viện tỉnh khai mạc Ngày hội đọc sách và phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2023
  • Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức Cuộc thi “Vẽ tranh theo sách năm 2022”
Tin Mới
Sapo Tin Chuan
Bình chọn các Chương trình tham gia Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách năm 2025
04
Th6
Xuat Sac
Bế mạc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách năm 2025
30
Th5
Z6645430122336 9c6d5120dbc5f546dd5ee568f148bf12
Khai mạc Liên hoan Tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách năm 2025
27
Th5
0907ba5d5d58e806b149
Thông tin Báo chí: Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách – Kỷ niệm các ngày Lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025
15
Th5

Banner Sidebar5

 

Bf436888d5a161ff38b0

 

Ngay Khcn 2025

 

Ngaymoitruongtg2022

A6c12a6e6913dd4d8402

 

Background SÁch VÀ TrÍ TuỆ ViỆt Copy 2@4x

 

Banner Sidebar2

 

Banner Sidebar3

 

Banner Sidebar4

Banner Video
Banner Hinhanh
Liên kết website
  • Thư viện tỉnh Lai Châu
  • Thư viện tỉnh Bắc Giang
  • Thư viện tỉnh Điện Biên
  • Thư viện tỉnh Lào Cai
  • Thư viện tỉnh Hà Giang
  • Thư viện tỉnh Thái Nguyên
  • Thư viện tỉnh Tuyên Quang
  • Thư viện tỉnh Hòa Bình
  • Thư viện tỉnh Sơn La
  • Thư viện tỉnh Yên Bái
  • Thư viện tỉnh Phú Thọ
  • Thư viện Hà Nội
  • Thư viện tỉnh Bắc Ninh
  • Thư viện tỉnh Hà Nam
  • Thư viện tỉnh Quảng Ninh
  • Thư viện KHTH thành phố Hải Phòng
  • Thư viện tỉnh Nam Định
  • Thư viện thành phố Huế
  • Thư viện tỉnh Bến Tre
  • Thư viện tỉnh Bình Dương
  • Thư viện tỉnh Bình Định
  • Thư viện tỉnh Bình Phước
  • Thư viện tỉnh Bình Thuận
  • Thư viện tỉnh Cà Mau
  • Thư viện tỉnh Đồng Nai
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, nội dung cung cấp trên Trang thông tin điện tử Vụ Thư Viện:

    Thống kê truy cập
    Tổng: 1714003
    Hôm nay: 1051
    Hôm qua: 2084
    Trong tuần: 25043
    Trong tháng: 60242
    Đang online: 25

    BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH – TRANG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN

    • Chịu trách nhiệm: Bà Ninh Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện
    • Địa chỉ: 51 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội – Việt Nam
    • Điện thoại: (024) 3943.8231 (số lẻ 183)
    • Email: vuthuvien_bvhttdl@bvhttdl.gov.vn
    • Bản quyền thuộc về Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện , Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    • Khi sử dụng lại thông tin, đề nghị ghi rõ nguồn “Trang tin về hoạt động thư viện”, “https://vuthuvien.bvhttdl.gov.vn”.
    Copyright 2021 © Vụ Thư Viện All rights reserved.
    • Thông tin
    • Sơ đồ Site
    • Liên hệ
    • Giới thiệu
      • Thông tin chung
      • Quá trình xây dựng và phát triển
    • Tin tức
      • Hoạt động của Bộ VHTTDL
      • Hoạt động trong cả nước
      • Hoạt động quốc tế
      • Tin nội bộ
    • Nghiên Cứu
      • Nghiên Cứu – Thảo Luận
    • Mạng lưới thư viện
      • Mạng lưới thư viện công cộng
      • Mạng lưới TV chuyên ngành – đa ngành
    • Dự án – Đề án
      • Học và làm theo Bác
      • Chấn hưng và phát triển Văn hóa đọc
      • Dự án chuyển đổi số ngành thư viện
    • Tra cứu CSDL
      • CSDL Việt Nam – Đất nước, Con người
      • Văn bản
    • Email
    • Hỏi đáp

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?