Nhân Ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới 2020, 5 tổ chức gồm: Thông tin điện tử cho Hội đồng Quốc tế các Thư viện – EIFL (Electronic Information for Libraries); Hội đồng Quốc tế các Kho lưu trữ – ICA (International Council of Archives); Liên đoàn Quốc tế các Viện bảo tàng – ICOM (International Council of Museums); Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội và cơ sở Thư viện – IFLA (International Federation of Library Associations and institutions); và Hiệp hội các Nhà hoạt động xã hội Mỹ – SAA (Society of American Archivists) đã có thư ngỏ gửi cho Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới – WIPO (World Intellectual Property Organization), kêu gọi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới – WIPO (World Intellectual Property Organization) hành động khẩn cấp để giúp bảo vệ di sản văn hóa của các tổ chức này.
Di sản văn hóa thế giới đang gặp rủi ro từ các tác động tàn phá của biến đổi khí hậu. Trên toàn cầu, các thư viện, kho lưu trữ, viện bảo tàng, di tích và các cơ sở di sản văn hóa khác đang chịu các hậu quả nghiêm trọng của hỏa hoạn, bão lụt và các thảm họa khác liên quan tới biến đổi khí hậu. Thiệt hại đối với sự hư hỏng, hoặc sự biến mất của bất kỳ tư liệu di sản nào cũng làm nghèo đi di sản của tất cả các quốc gia.
Nhu cầu hành động là khẩn cấp, phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững 13 và 11.4. Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, cơ quan toàn cầu đặt ra các quy định bản quyền quốc tế, có trách nhiệm đầy sức ép để hành động nhằm đảm bảo các bộ sưu tập quan trọng và độc nhất vô nhị trong các thư viện, kho lưu trữ và viện bảo tàng đang đối mặt với mối đe dọa thực sự của biến đổi khí hậu để có thể sống sót được.
Số hóa và lưu trữ trên dữ liệu đám mây là một trong số các cách thức hiệu quả nhất để bảo vệ di sản của chúng ta, như đã được thừa nhận trong Khuyến cáo của UNESCO năm 2015 liên quan tới bảo tồn và truy cập tới di sản tư liệu bao gồm tài liệu ở dạng số. Nhưng số hóa đòi hỏi tạo ra các bản sao và quá nhiều luật bản quyền không cho phép bảo tồn số cho tư liệu được bản quyền bảo vệ.
Trên thực tế, hơn 1/4 các quốc gia thành viên của WIPO không cho phép bảo tồn hoàn toàn, thậm chí đối với các định dạng in. Hơn nữa, các luật bản quyền không nhất quán và sự thiếu hụt các khả năng rõ ràng để nhập khẩu và xuất khẩu các tác phẩm thường cản trở các cơ sở di sản văn hóa có thể làm việc cùng nhau xuyên quốc gia. Hợp tác xuyên quốc gia có thể xúc tác cho các bản sao được số hóa được lưu trữ ở những nơi khác nhau, làm giảm thiểu đáng kể rủi ro mất mát, cũng như giúp giảm các chi phí, và tránh trùng lặp các nỗ lực.
Dù lợi ích công cộng chưa rõ ràng hay không có các luật bản quyền đúng thích đáng, các cơ sở di sản tìm kiếm sự cho phép và thanh toán thù lao, thường từ túi tiền của công chúng, chỉ để tạo ra một bản sao bảo tồn. Các cơ sở di sản văn hóa khẩn cấp cần một công cụ pháp lý quốc tế với các quy định rõ ràng cho phép bảo tồn các bộ sưu tập, bao gồm xuyên các quốc gia. WIPO một mình có quyền đặt ra tiêu chuẩn toàn cầu này, và chỉ WIPO có thể giải quyết các vấn đề xuyên các đường biên giới. Chúng ta phải hành động ngay để hỗ trợ các cơ sở di sản văn hóa đạt được sứ mệnh lợi ích công cộng của họ, và để giảm thiểu các mất mát về văn hóa mà biến đổi khí hậu mang lại. Chúng ta phải hành động bây giờ để bảo vệ di sản của chúng ta.
Lê Trung Nghĩa dịch